Quyết định về tiền sáng suốt hơn

Quyết định về tiền sáng suốt hơn

Thứ sáu, 26/05/2023

Bạn đã bao giờ rất buồn và tự trách bản thân vì một quyết định sai lầm nào đó về tiền kiểu như: Đáng lẽ mình không nên như thế, nhẽ ra mình cần tỉnh táo hơn…… chưa?, nếu có thì trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ một bài thực hành siêu đơn giản nhưng rất hữu ích để bạn có những quyết định về tiền sáng suốt hơn.

Bài thực hành như sau:

Bạn hãy hình dung các quyết định về tiền hầu hết sẽ xung quanh hai hoạt động chính :

Cho và nhận

Cho ở đây là các hoạt động như cho đi, chi tiêu, cho vay, ….

Nhận ở đây có nghĩa là đón nhận, nhận về, lấy lại tiền nợ…

 

Bước 1. Bạn hãy nhớ lại khoản chi tiêu gần nhất của bạn. Lúc đó cảm xúc và niềm tin nào đã khiến bạn quyết định chi số tiền này?

VD: Hoàng mua thức ăn cho bữa tối hết 150k.

Cảm xúc của Hoàng lúc đó là: mệt mỏi sau ngày làm việc, muốn mua nhanh nhanh rồi về, căng thẳng vì phải suy nghĩ ăn gì. Sau đó, về nhà lại rất ức chế vì mua phải quả dưa bị hỏng, rất khó chịu

Niềm tin khiến Hoàng chi tiêu vì : Phải ăn tối mới có sức, cũng cần mua đồ ăn vì nhà hết rồi…

 

Bước 2. Bạn hãy nhớ lại khoản tiền được nhận về gần nhất của bạn. Lúc đó cảm xúc và niềm tin nào đã khiến bạn quyết định nhận số tiền này?

 VD: Nam nhận được 1tr tiền nợ từ Hoàng sau 3 năm đòi ròng rã. Nhận tiền xong Nam rủ Mai đi ăn để giải tỏa cảm xúc tổng hết 1tr500k

Cảm xúc của Nam: rất ức chế, đòi mãi Hoàng mới chịu trả nên muốn lấy tiền rồi cắt đứt liên lạc, không muốn chơi với người này nữa

Niềm tin trong Nam: Cho bạn vay tiền là mất bạn, hai thằng chơi thân, vì 1tr hơn 3 năm mới đòi được, không còn muốn tin tưởng ai nữa.

 

Bước 3 : Khi thấy rõ được những cảm xúc và niềm tin ảnh hưởng tới các quyết định về tiền. Bạn rút ra được bài học gì cho bản thân?

Hoàng: Mình nên có danh sách đồ cần mua, kiểm tra đồ kỹ hơn. Tối cũng chỉ cần ăn uống nhẹ nhàng thôi, nên dựa vào thời gian: nếu rảnh thì bày biện thêm, bận thì nên tối giản, không nhất thiết ép mình quá.

Nam: Tôi nhận ra mình đang trút sự tức giận lên tiền. Có lẽ nên có kế hoạch lấy tiền về sẽ làm gì như là cất tiết kiệm, hoặc cho tặng ai đó… Còn việc bạn nó thất hứa, coi như rủi ro, mình nên cân nhắc, cho vay nên chấp nhận sẽ mất, để không bị khó chịu suốt 3 năm qua. Cuối cùng lấy tiền về lại mất thêm tiền để ‘giải phóng cảm xúc’.

----

Qua bài thực hành này, bạn có thể thấy cảm xúc và niềm tin là hai yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định tiền bạc của chúng ta

Vì vậy, khi nhìn lại, để điều chỉnh cảm xúc, niềm tin từ đó rút ra bài học cho bản thân thì những quyết định trong tương lai sẽ sáng suốt hơn, tránh lặp lại những vướng mắc cũ

 

Bạn hãy lấy giấy bút thực hành bài tập và đừng quên chia sẻ bài học cùng mình nhé

Cảm ơn bạn đã đọc